CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô

May 13, 2024

Bà Mai Kiều Liên – tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trải lòng về hành trình xây dựng thương hiệu sữa “quốc dân”.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 1.

Vinamilk ra đời năm 1976 – thời kỳ bao cấp nhiều khó khăn, tiếp quản lại hai nhà máy công suất 196 triệu hộp sữa một năm và một nhà máy không hoạt động do còn đang xây dựng dở dang. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu nguyên liệu, thực tế chỉ có thể sản xuất được 8 triệu hộp sữa.

Trải lòng về những khó ngày đầu với nhà báo Trần Xuân Toàn – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ trong chương trình “Đi cùng thương hiệu: Walk and Talk” vừa lên sóng, bà Mai Kiều Liên kể: “Lúc bấy giờ, để trang trải cuộc sống, cán bộ công nhân viên nhà máy phải làm thêm nhiều việc như bán kẹo chuối, bánh in, sữa chua… tại công viên Tao Đàn hoặc Thảo Cầm Viên vào cuối tuần”.

Song, những ngày đầu thành lập công ty cũng chưa phải giai đoạn khó khăn nhất trong gần nửa thế kỷ phát triển.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 2.

Nhớ lại những năm 1986 – thời kỳ đổi mới đất nước, mở cửa và hội nhập – hàng ngoại bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam. Công ty phải đối mặt với hàng loạt thách thức khắc nghiệt của thị trường, đặc biệt làn sóng sữa ngoại ồ ạt vào thị trường nội địa.

“Vừa bước ra từ thời bao cấp, chúng tôi không chỉ khó khăn về năng lực sản xuất mà còn thiếu nguyên liệu, dẫn đến giá thành sản phẩm cao so với các tập đoàn đa quốc gia thời điểm đó”, bà Liên nói.

Để giải bài toán hạ giá thành, bà Liên cho hay các lãnh đạo đã ngồi lại với nhau tìm ra các giải pháp để tăng được năng lực sản xuất, tìm nguồn cung nguyên liệu trong nước, để vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 3.

Năm 1989, Vinamilk đã bắt tay cùng với các kỹ sư, nhà khoa học Việt Nam để khôi phục thành công nhà máy sữa bột Dielac (một trong 3 nhà máy tiếp quản khi thành lập). Đây cũng là nhà máy đã sản xuất những lô sữa bột trẻ em “made in Vietnam” đầu tiên, không chỉ cho thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu.

Nói về lô sữa đầu tiên xuất khẩu qua thị trường Iraq với sản phẩm Dielac thông qua hình thức “đổi dầu lấy thực phẩm”, bà Liên nhớ lại: “Tại thời điểm đó, không ai nghĩ Việt Nam có thể xuất khẩu sữa. Tuy nhiên, tôi tin rằng công ty làm được bởi chất lượng sữa của chúng tôi thực chất không thua kém gì nước bạn, chỉ là chưa tìm được đường vào thị trường họ mà thôi”.

Thực tế đã chứng minh, sau hơn 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk đã có những bước tiến mạnh mẽ. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng vọt lần lượt 9 lần và 12 lần so với thời điểm niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2006.

Thời điểm bắt đầu cổ phần hóa, vốn điều lệ là 1.590 tỉ đồng, đến cuối năm 2023, giá trị vốn hóa của công ty đã vượt hơn 141.281 tỉ đồng.

Trước câu hỏi “đâu là yếu tố quyết định giúp công ty có thể cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn ngoại quốc thời đó”, CEO Mai Kiều Liên cho hay nhờ 3 yếu tố: “chất lượng – giá cả – dịch vụ”. 3 yếu tố này cũng là kiềng ba chân, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình phát triển của thương hiệu đến nay.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 4.
CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 5.

Cuối thập niên 1990, công ty trải qua bước ngoặt lớn đầu tiên khi phải đứng trước thời khắc chọn “bán mình” hay “giữ mình”.

Thời điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp nhà nước chọn liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, khiến thị trường mua bán sáp nhập sôi động hơn bao giờ hết.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 6.

Bà Liên kể lại: Chúng tôi ngồi lại với nhau nhiều ngày, tranh luận rất lâu mới đi đến quyết định không liên doanh, đó có lẽ cũng là quyết định tạo nên thương hiệu sữa Việt như hiện tại. Bởi nếu đối tác nắm 70% cổ phần, công ty còn 30% đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn tiếng nói trong hoạt động kinh doanh, liệu thương hiệu sữa của Việt Nam còn giữ được?

Thế rồi, chỉ vỏn vẹn chưa đầy 3 thập kỷ, Vinamilk không chỉ trở thành thương hiệu sữa “quốc dân” tại Việt Nam mà còn ghi dấu trên bản đồ ngành sữa thế giới.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 7.

Một quyết định khác có tính cột mốc với Vinamilk là vào năm 2003, khi cổ phần hóa gần như chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, song nhận thấy đây là xu hướng toàn cầu, bà Liên quyết thuyết phục lãnh đạo công ty, cơ quan nhà nước cổ phần hóa dù khi đó công ty đang làm ăn vô cùng tốt.

Thực tế đã chứng minh, sau hơn 20 năm cổ phần hóa, doanh thu đã tăng 15 lần và lợi nhuận trước thuế tăng 13 lần kể từ khi cổ phần hóa vào tháng 12-2003. Thời điểm bắt đầu cổ phần hóa, vốn điều lệ là 1.590 tỉ đồng, đến cuối năm 2022, giá trị vốn hóa của công ty đã vượt hơn 159.000 tỉ đồng.

“Hiện nay trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp sản xuất sữa trên toàn thế giới, thương hiệu của chúng tôi xếp vị trí thứ 6, đạt mốc giá trị 3 tỉ đô. Tôi nghĩ đó là kết quả của cả một quá trình đầu tư, nỗ lực không ngơi nghỉ của Vinamilk trong gần nửa thế kỷ qua”, bà Liên tự hào chia sẻ.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 8.
CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 9.

Trong hơn 3 thập kỷ ở cương vị lèo lái tập đoàn tỉ đô, bà Liên còn nổi tiếng là một lãnh đạo với tinh thần luôn tiên phong, đổi mới sáng tạo, không ngại thay đổi.

Khoảng năm 1990, nhận thấy nguyên liệu sữa là yếu tố then chốt để đưa Vinamilk phát triển, bà Liên và lãnh đạo công ty đã tiên phong thực hiện mục tiêu “xây dựng được đàn bò sữa và vùng nguyên liệu sữa trong nước”.

Không chỉ vậy, tầm nhìn của vị nữ lãnh đạo này còn đặt ra mục tiêu làm sao để sữa nguyên liệu trong nước đạt được chuẩn quốc tế và giá thành sản xuất tiệm cận với thế giới.

Từ đó, chỉ trong khoảng 15 năm, số lượng 14 trang trại bò sữa hiện đại, quy mô hàng nghìn con, vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng của Vinamilk đã mọc lên trên khắp cả nước. Các trang trại này đều sở hữu tiêu chuẩn cao của thế giới như Global GAP, Organic châu Âu…

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 10.

Ngay tại thời điểm này, khi công ty đã có được vị thế lớn, “nữ thuyền trưởng” vẫn đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới và thay đổi để phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn.

Vinamilk quyết định đổi mới toàn bộ nhận diện thương hiệu ở thời điểm có thể nói là đỉnh cao của thương hiệu, điều này không phải là quyết định đơn giản. Nhưng theo bà Liên, đó sẽ là bước đi cần thiết để Vinamilk phát triển mạnh mẽ, bùng nổ hơn nữa trong 5 đến 10 năm, hay 50 năm tiếp theo.

“Nhận diện thương hiệu chỉ là bước đầu tiên trong chiến lược đổi mới toàn diện của Vinamilk”, bà Liên khẳng định.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 11.

Bà Liên cho hay thành công của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở các con số kinh doanh, mà còn ở các giá trị mang đến cho cộng đồng, đất nước, cán bộ nhân viên, người lao động cũng như các đối tác, khách hàng…

Vậy nên, Vinamilk tiếp tục tiên phong xây dựng nhiều mô hình nhà máy và trang trại hiện đại, xanh, đạt trung hòa carbon, đặt ra các cam kết về phát triển bền vững mạnh mẽ như hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm, Chương trình hành động tiến đến Net Zero…

Nhìn lại hơn 3 thập kỉ đồng hành, lèo lái thương hiệu tỉ đô, tổng giám đốc Vinamilk bộc bạch ở cuối buổi trò chuyện với nhà báo Xuân Toàn: một trong những điều khiến bà tự hào nhất và cũng là tâm huyết nhất chính là xây dựng được một thương hiệu sữa Việt vươn ra thế giới, và để lại dấu ấn trên thị trường quốc tế.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 12.
CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô - Ảnh 13.

CEO Mai Kiều Liên bật mí hành trình xây dựng Vinamilk thành thương hiệu tỉ đô trong tập 5 của chương trình “Đi cùng thương hiệu: Walk and Talk” mùa 2

Source link

You may also like…

MSB tích hợp dịch vụ Apple Pay cho thẻ Mastercard
MSB tích hợp dịch vụ Apple Pay cho thẻ Mastercard

MSB triển khai dịch vụ thanh toán Apple Pay cho các chủ thẻ Mastercard, cung cấp phương thức thanh toán an toàn, bảo mật. Đây là bước quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng, cung cấp thêm phương thức thanh toán an toàn và bảo mật cho người dùng. Apple...

Chủ tịch Trương Gia Bình: Người ta nghĩ đến Samsung khi nhắc đến Hàn Quốc, Mitsubishi nhắc đến Nhật Bản, nay có dấu hiệu FPT được gắn với Việt Nam
Chủ tịch Trương Gia Bình: Người ta nghĩ đến Samsung khi nhắc đến Hàn Quốc, Mitsubishi nhắc đến Nhật Bản, nay có dấu hiệu FPT được gắn với Việt Nam

“Ở Bình Định, tôi đã phát biểu một nhận định rằng "vận nước đã đến"… 36 năm trước, chúng ta chỉ mong giúp nhau vượt qua khó khăn, nhưng giờ đây, trong các hoạt động ngoại giao cấp quốc gia, gần như ở đâu cũng nói về FPT”, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ. "Đồng...

Dấu ấn sáng tạo vì người dùng của VIB
Dấu ấn sáng tạo vì người dùng của VIB

VIB liên tục sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng mang tính cá nhân hóa và dùng công nghệ để tối ưu trải nghiệm người dùng, suốt 28 năm phát triển VIB vừa kỷ niệm 28 thành lập với nhiều cột mốc trên hành trình phát triển. Gần ba thập kỷ, đơn vị luôn đặt...

Verified by MonsterInsights