Doanh nghiệp công nghệ Việt ‘bắt tay’ sản xuất thiết bị mạng Make in Vietnam

Nov 1, 2023

Ngày 1-11, các doanh nghiệp công nghệ Việt gồm MK Hi-Tek, Công ty cổ phần An ninh mạng SCS (SafeGate), Công ty cổ phần công nghệ Pavana và Công ty cổ phần công nghệ Vissoft công bố bắt tay hợp tác để phát triển, sản xuất các sản phẩm thiết bị kết nối mạng Make in Vietnam.

Các doanh nghiệp công nghệ Việt quyết tâm phát triển sản phẩm thiết bị mạng Make in Vietnam do doanh nghiệp Việt Nam tự chủ từ khâu nghiên cứu, sản xuất phần cứng tới phát triển giải pháp phần mềm - Ảnh: NG.LINH

Các doanh nghiệp công nghệ Việt quyết tâm phát triển sản phẩm thiết bị mạng Make in Vietnam do doanh nghiệp Việt Nam tự chủ từ khâu nghiên cứu, sản xuất phần cứng tới phát triển giải pháp phần mềm – Ảnh: NG.LINH

Theo đó, với mục tiêu làm chủ công nghệ và hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng trên không gian mạng vào năm 2030, bốn doanh nghiệp này quyết định cùng bắt tay để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thiết bị mạng Make in Vietnam do doanh nghiệp Việt Nam tự chủ từ khâu nghiên cứu, sản xuất phần cứng tới phát triển giải pháp phần mềm.

Các thiết bị mạng Make in Vietnam mới sẽ mang thương hiệu MK Network. Dự kiến các sản phẩm Make in Vietnam của MK Networks sẽ ra mắt thị trường vào năm 2024.

Được biết, các sản phẩm thiết bị mạng của MK Networks bao gồm: thiết bị mạng lớp truy cập, thiết bị mạng lớp Core, hệ thống mã hóa kênh truyền, hệ thống bảo mật dữ liệu một chiều…

Những thiết bị này đều được ứng dụng các công nghệ mới nhất phục vụ toàn diện cho nhu cầu đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các hệ thống thông tin với nhiều tính năng được tích hợp như tự động ngăn chặn các kết nối độc hại đến mã độc, tường lửa, mạng riêng ảo VPN hay phát hiện tấn công sớm…

Các thiết bị mạng sẽ ứng dụng mô hình quản lý thông minh Cloud-Native cho phép quản trị mạng có thể quản lý và thiết lập cấu hình cho nhiều thiết bị một cách tập trung. Theo đó, phù hợp với mục đích sử dụng ở cả khối các cơ quan chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp.

Từ năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030”.

Chiến lược nhấn mạnh an toàn, an ninh mạng là trọng tâm trong chuyển đổi số, trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số để phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời nêu rõ quan điểm phải phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ Make in Vietnam để trở thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng.

Source link

You may also like…

Unilever chuyển trọng tâm tiếp thị lên mạng xã hội
Unilever chuyển trọng tâm tiếp thị lên mạng xã hội

Tân Tổng giám đốc tuyên bố sẽ dành 50% ngân sách cho mạng xã hội. Đây là bước chuyển lớn về tư duy tiếp thị của tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh này. Là một thành viên kỳ cựu khi gắn bó với Unilever từ năm 1988, vị tân tổng giám đốc của tập đoàn toàn cầu này, ông...

Heineken Việt Nam đề xuất giải pháp hướng đến mục tiêu Net Zero
Heineken Việt Nam đề xuất giải pháp hướng đến mục tiêu Net Zero

Xây dựng kinh tế tuần hoàn và môi trường đầu tư ổn định nhất quán là hai trọng tâm giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, theo Tổng giám đốc Điều hành Heineken Việt Nam. Ý kiến này được ông Wietse Mutters nêu tại cuộc đối thoại cấp cao giữa Thủ tướng...

37 năm chỉ làm một công ty, bài học từ tân CEO Unilever toàn cầu thức tỉnh Gen Z: Không phải cứ nhảy việc mới có cơ hội tốt
37 năm chỉ làm một công ty, bài học từ tân CEO Unilever toàn cầu thức tỉnh Gen Z: Không phải cứ nhảy việc mới có cơ hội tốt

Nếu như trong gần 4 thập kỷ, nhiều người có thể nhảy việc tới 10 công ty thì với Fernando Fernandez, ông chọn “mãi mãi một tình yêu” với Unilever. Fernando Fernandez -Tân Tổng giám đốc điều hành của Unilever toàn cầu. Từ ‘binh nhì’ lên ‘đại tướng’ Tháng 3/2025,...

Verified by MonsterInsights