Pharmacity sẽ tiếp tục phát triển với mục tiêu hiện đại hóa ngành dược và chăm sóc sức khỏe người Việt với sự ủng hộ của các nhà đầu tư.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Pharmacity đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong khu vực. Họ đặt niềm tin vào nguồn nhân lực với gần 4.000 dược sĩ được đào tạo chuyên nghiệp và tiềm năng phát triển của chuỗi nhà thuốc Pharmacity.
Đại diện doanh nghiệp cho biết, Pharmacity sẽ tiếp tục phát triển với mục tiêu góp phần hiện đại hóa ngành dược cũng như bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mọi gia đình Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này luôn cần có sự đồng hành từ các nhà đầu tư.
Trong suốt hành trình phát triển, các nhà đầu tư vẫn luôn đồng hành và hỗ trợ hội đồng quản trị cùng đội ngũ ban lãnh đạo của Pharmacity. Một trong những hành động rõ ràng nhất là quyết định bổ nhiệm ông Deepanshu Madan – một cổ đông lớn của công ty trở thành Tổng giám đốc.
Sau khi tiếp nhận vai trò mới, ông Deepanshu cho biết, mình từng cộng tác với một số công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe trong khu vực tại Ấn Độ đến Trung Quốc. Việt Nam là một thị trường có nhiều cơ hội phát triển và Pharmacity là một trong những công ty có tiềm năng nhất.
Đồng tình với nhận định của tổng giám đốc Pharmacity, ông Chris Freud, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Mekong Capital, Quản lý đầu tư của Mekong Enterprise Fund III, một trong những cổ đông của Pharmacity nhận định, hệ thống nhà thuốc phủ rộng trên toàn quốc và uy tín về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Pharmacity, đặc biệt khi công ty đã tìm ra được những cách thức mới để đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam về thuốc và thực phẩm chức năng.”
Bà Chaerhan Chun – Giám đốc điều hành của SK Group cũng cho biết thêm, Pharmacity luôn chủ động đem đến các sản phẩm cũng như trải nghiệm mua hàng hiện đại, mới mẻ cho người tiêu dùng trên toàn quốc. “Chúng tôi tự hào khi được đồng hành và hỗ trợ công ty bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo”, bà Chaerhan Chun nói.
Thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được đánh giá là năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Chỉ trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực này đã trở nên chuyên nghiệp, minh bạch và cạnh tranh hơn. Theo đó, chất lượng và chủng loại hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng đã được cải thiện đáng kể. Đồng thời, nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ dược sĩ cũng ngày càng được chuẩn hóa và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Theo hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô ngành dược phẩm Việt Nam có thể đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Theo IQVIA, ngành cũng nhận định tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6% trong giai đoạn 2018-2020.