Mong muốn nhà đầu tư đồng hành trong chuyển đổi xanh
Một là, tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm về tăng trưởng xanh.
Hai là, tiên phong trong chuyển giao công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo phục vụ tăng trưởng xanh.
Ba là, tiên phong trong triển khai thực hiện các dự án tăng trưởng xanh cụ thể, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và bổ sung các động lực tăng trưởng mới.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm nay với chủ đề Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp tổ chức.
Thời gian tới Thủ tướng đề nghị và mong muốn các doanh nghiệp FDI tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam về 5 yếu tố: Nguồn vốn, thể chế, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực.
Bên cạnh đó ông kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần “ba tiên phong”.
Cam kết bảo đảm lợi ích nhà đầu tư
Cùng với đó, Thủ tướng mong muốn các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam theo tinh thần “ba đẩy mạnh”.
Một là, đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn chính sách cho Việt Nam, trong đó, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như chuyển đổi xanh, phát triển số.
Hai là, đẩy mạnh hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam, tập trung vào các dự án có tính lan tỏa, đột phá, xoay chuyển tình thế, tìm kiếm và kết nối với các đối tác phù hợp, chú trọng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính xanh.
Ba là, đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam, nhất là lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trụ cột, các lĩnh vực quan trọng, mới nổi.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết “ba bảo đảm”, đẩy mạnh “ba đột phá” và thực hiện “ba tăng cường”.
“Ba bảo đảm” gồm: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp nói chung và FDI nói riêng, bảo đảm cho doanh nghiệp FDI ổn định và phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và các xu thế lớn của thời đại như ứng phó biến đổi khí hậu.
Bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính sách để các nhà đầu tư yên tâm.
Bảo đảm ổn định năng lượng theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển hệ sinh thái chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số.
Ông khẳng định không để thiếu điện với nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có việc triển khai khuyến khích cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Đồng thời Việt Nam đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm: Đột phá về thể chế phục vụ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Đột phá về hạ tầng kinh tế, xã hội, y tế, giao thông, giáo dục, hạ tầng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, và đột phá về nhân lực.
Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam đang thực hiện “ba tăng cường” gồm: Tăng cường lòng tin giữa doanh nghiệp với Chính phủ và các cấp chính quyền.
Tăng cường tính công khai, minh bạch, bình đẳng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hướng vào chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, hợp tác công tư.
Chính phủ Việt Nam cam kết luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước với tinh thần: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng.
Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
Tại diễn đàn, ông Thomas Jacobs, giám đốc quốc gia của IFC (phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào), đánh giá FDI quan trọng với Việt Nam, nhưng không nên đánh đổi môi trường mà phải gắn liền với trách nhiệm, xã hội, tăng trưởng bền vững.
Và để duy trì tác động tích cực của FDI, VBF khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng cách tiếp cận theo hai hướng.
Thứ nhất, giải pháp xanh, đầu tư xanh, tích cực thúc đẩy các giải pháp theo định hướng thị trường để bổ sung công nghệ xanh về năng lượng, quản lý chất thải và xử lý nước.
Thứ hai, đầu tư vào lực lượng lao động tương lai, tiếp tục đầu tư phát triển lực lượng lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Nâng cao kỹ năng, đào tạo lại lực lượng lao động Việt Nam sẽ không chỉ tăng năng suất tổng thể mà còn định vị Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm nguồn lao động có tay nghề và khả năng thích ứng.