Thủ tướng yêu cầu Viettel, VNPT, Mobifone đi đầu nghiên cứu chip bán dẫn

Feb 22, 2024

image

Thủ tướng giao các doanh nghiệp nhà nước gồm Viettel, VNPT, Mobifone, GTEL đi đầu trong nghiên cứu ngành công nghiệp mới nổi là chip bán dẫn.

Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra ngày 22/2. Lãnh đạo Chính phủ giao các doanh nghiệp nhà nước làm lực lượng tiên phong, dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi kinh tế. Trong đó, các tập đoàn, tổng công ty thuộc lĩnh vực viễn thông phải thúc đẩy các dự án đầu tư, phổ cập hạ tầng, nền tảng, ứng dụng số, nhằm phát triển nền kinh tế số.

Cụ thể, ông giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), VNPT, Mobifone, Tổng công ty công nghệ – viễn thông toàn cầu (GTEL) giữ vai trò dẫn dắt, đi đầu trong nghiên cứu công nghệ mới nổi, gồm công nghiệp bán dẫn.

Bán dẫn hiện được đánh giá là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới. Theo Chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn, đến năm 2030 Việt Nam sẽ thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn với các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử.

Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ở châu Âu. Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thăm Việt Nam và nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước lên tầm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Qua đó, xác định một trong các nội dung hợp tác quan trọng là đổi mới sáng tạo, bao gồm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo Custom Market Insights, quy mô thị trường chip bán dẫn toàn cầu ước đạt 634,5 tỷ USD năm 2023. Đến năm 2032, doanh thu toàn thị trường này dự kiến đạt khoảng 1.124 tỷ USD.

Riêng Việt Nam, doanh thu từ thị trường Mỹ của ngành chip bán dẫn đã tăng từ 321,7 triệu USD vào tháng 2/2022, lên hơn 562 triệu USD vào tháng 2/2023, chiếm 11,6% thị phần tại Mỹ, chỉ xếp sau Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc), theo số liệu từ Bloomberg.

Ngoài khối doanh nghiệp viễn thông, Thủ tướng đánh giá các tập đoàn, tổng công ty hiện vẫn giữ vai trò dẫn dắt, chủ đạo trong nền kinh tế. Năm 2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 1.652 triệu tỷ đồng. Cùng đó, lợi nhuận trước thuế khoảng 125,8 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 166 triệu tỷ đồng. Các chỉ tiêu này đều vượt kế hoạch đề ra.

Dù vậy, lãnh đạo Chính phủ cho rằng vẫn còn một số hạn chế như doanh nghiệp thua lỗ, yếu về năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chậm chuyển đổi số, đổi mới quản trị doanh nghiệp…

Năm 2024, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tái cơ cấu theo đề án giai đoạn 2021-2025, ưu tiên nguồn lực cho lĩnh vực chính, hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao.

Phương Dung

Source link

You may also like…

Grab thúc đẩy chuyển đổi số thông qua hợp tác công – tư
Grab thúc đẩy chuyển đổi số thông qua hợp tác công – tư

Grab tận dụng kinh nghiệm và những thế mạnh về công nghệ, thông qua các hợp tác công - tư, góp phần thúc đẩy giao thông thông minh và tiến trình chuyển đổi số của địa phương. Bước sang năm thứ 11 có mặt tại thị trường Việt Nam, Grab đặt mục tiêu đẩy nhanh các sáng...

Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục năm nay
Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục năm nay

Hòa Phát đặt mục tiêu mang về 170.000 tỷ đồng doanh thu năm nay và trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 20%. Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Doanh nghiệp đặt mục tiêu năm nay mang về 170.000 tỷ đồng...

Lợi thế của Casper Việt Nam trong kinh doanh hè 2025
Lợi thế của Casper Việt Nam trong kinh doanh hè 2025

Lợi thế của Casper Việt Nam trong kinh doanh hè 2025 Thương hiệu điện máy Thái Lan áp dụng chính sách bảo hành "1 đổi 1" trong một năm, đồng thời ra mắt điều hòa "siêu tiết kiệm điện" tạo lợi thế cạnh tranh thị trường. Chính sách bảo hành "1 đổi 1" là một trong những...

Verified by MonsterInsights